Trong lớp học, cô giáo đang giảng bài. Cô giáo: Người khôn ngoan luôn luôn biết nghi ngờ, còn kẻ ngu dốt thì lúc nào cũng tuyên bố chắc chắn.
Cô giáo: Chắc chắn.
Chẳng nghe thấy gì cả
Thầy giáo trẻ hỏi học sinh:
- Ai đã hái trộm táo của trường và còn làm gãy cả cành?
- (Im lặng)
- Thầy cao giọng hỏi đầy vẻ ám chỉ: Nào Peter, em có biết không?
- Thưa thầy, em ngồi ở cuối lớp nên chẳng nghe thấy thầy hỏi gì ạ.
- Em nói thế nào ấy chứ. Thôi được rồi, tôi sẽ có cách kiểm tra. Bây giờ em hãy thử hỏi tôi một câu gì đó, xem tôi có nghe rõ không?
- Vâng ạ, xin thầy hãy nói xem, hôm qua ai đã hôn chị gái em ở dưới gốc cây sồi già?
- Peter, em nói rất đúng. Thầy chẳng nghe thấy em hỏi gì cả.
Logic "củ chuối"
Theo phương pháp của giáo viên tiểu học, thường rút ra bài học qua mỗi câu chuyện như: "Chớ có đùa với chú em khi ông ấy đã uống rượu"; "Không nên tính số gà trước khi trứng nở" hay "Đừng để tất cả trứng vào chung một rổ".
Trong tiết học đầu năm, cô giáo tiểu học yêu cầu mỗi học sinh kể một chuyện và rút ra bài học từ câu chuyện ấy.
Andrey là người xung phong kể đầu tiên:
- Ba em là chủ trang trại. Hàng tuần nhà em cho trứng gà vào rổ mang ra chợ bán. Một hôm chúng em bị đụng xe, trứng vỡ sạch. Bài học là: Đừng để tất cả trứng vào chung một rổ.
Đến lượt Billy:
- Cha em cũng là chủ nông trại, Một lần chúng em đặt 12 quả trứng gà vào máy ấp trứng, nhưng chỉ có 8 quả nở. Bài học là: Không nên tính số gà trước khi trứng nở.
Tức mình vì những bài học sâu sắc bị bạn biến tướng thành chuyện không đâu, Michelle kể:
- Trong chiến tranh, máy bay chở chú của em bị bắn hạ. Ông nhảy dù xuống một hòn đảo xa, trên người chỉ có một chai whisky nhỏ. Bị 12 tên địch vây bắt, ông uống hết nhẵn chai rượu rồi xông tới tiêu diệt cả 12 tên bằng tay không.
Cô giáo sốt ruột:
- Đó là câu chuyện, còn bài học là gì?
- Dạ bài học là: Chớ có đùa với chú em khi ông ấy đã uống rượu.
Đăng nhận xét