Với đòn bẩy từ mô hình ba đường chân trời
trong Thuật giả kim tăng trưởng (the Alchemy of Growth), dù thuộc qui mô
lớn hay nhỏ thì công ty nào cũng có thể hướng tới sự sáng tạo thông qua
việc tổ chức công ty
Khi
nghĩ tới đổi mới hay sáng tạo, chúng ta không thể không nghĩ đến những
chiếc xe hơi đời mới, iPads và Internet. Kết quả là, hầu hết các công ty
đều khao khát đổi mới theo cách giống như một cuộc cách mạng, nhưng họ
thực hiện điều đó một cách liều lĩnh. Thực tế là đổi mới giống một cuộc
tiến hóa hơn là một cuộc cách mạng và bạn càng có khả năng áp đặt suy
nghĩ này vào công việc kinh doanh của mình, công ty bạn sẽ càng trở nên
đổi mới.
Năm 1999, Merhdad Baghai, Stephen
Coley, và David White giới thiệu Mô hình ba đường chân trời để đổi đổi
trong Thuật giả kim tăng trưởng (The Alchemy of Growth), trong đó đưa ra
một quan điểm đơn giản nhưng rất sâu sắc về sự đổi mới. Rồi sau đó,
Google đã coi mô hình này là một trong những những nguyên tắc chính để
thúc đẩy sự đổi mới trong công tác tổ chức của công ty này.
Tin
tốt là: Bạn có thể làm theo bản kế hoạch của Google. Tiếp cận với sự
đổi mới trong ba đường chân trời này bạn sẽ khám phá ra rằng công ty bạn
có lẽ còn đổi mới hơn bạn nghĩ và bạn có thể phân phối nguồn lực tốt
hơn để thúc đẩy sự tăng trưởng trong tương lai.
Đường chân trời thứ 1: Thị trường sẵn có, công nghệ sẵn có
Điều
này có thể khiến vài người ngạc nhiên nhưng Google đã dành tới 70% thời
gian và nguồn lực của mình để đổi mới trong lĩnh vực mà công ty này
đang hoạt động. Đổi mới trong thị trường mà bạn đang phục vụ và trong
công nghệ mà bạn đang sử dụng là chìa khóa giúp giữ vững vị trí cạnh
tranh của bạn. Những đổi mới này sẽ giúp bạn duy trì được sự cạnh tranh
và cải thiện được hiệu quả hoạt động.
Mặc dù
những vấn đề đổi mới này là những thứ dễ phát hiện và thực hiện nhất
nhưng chúng cũng là thứ hay bị các doanh nghiệp vừa và nhỏ lơ là nhất.
May mắn thay, xu hướng này cũng dễ sửa đổi. Tạo đòn bẩy cho nhân viên
của bạn và những người gần gũi nhất với khách hàng, sản phẩm và hoạt
động để biết những đổi mới màn tên đường chân trời thứ 1.
Đường chân trời thứ 2: Các thị trường lân cận, các sản phẩm thế hệ tiếp theo
Trong
đường chân trời thứ 2, chúng ta sẽ mở rộng phạm vi đổi mới sang các thị
trường và công nghệ đang có sẵn nhưng có thể hiện tại bạn không phục vụ
hoặc sử dụng, nhưng lại gần gũi với công việc kinh doanh hiện tại của
bạn. Trong đường chân trời này, bạn duy trì sự tăng trưởng bằng cách tạo
đòn bẩy cho năng lực chuyên môn hiện tại của bạn trong các thị trường
lân cận.
Google đã cho phép nhân viên dành 20%
thời gian của họ để nghĩ và làm những công việc cá nhân của họ. Đó là vì
họ tin tưởng nhân viên của mình đều là những cá nhân xuất sắc và có thể
nghĩ ra những chiến lược giúp mở rộng phạm vi hoạt động của công ty
sang các thị trường lân cận.
Cũng tương tự như
vậy, chìa khóa cho doanh nghiệp của bạn là phân bổ một phần thời gian
của những nguồn lực mang tính chiến lược của mình để có được sự đổi mới
tiếp theo.
Minh họa mô hình ba đường chân trời
Đường chân trời thứ 3: Thị trường mới, công nghệ mới
Đường
chân trời thứ 3 là những gì hầu hết các doanh nghiệp mường tượng ra khi
họ nghĩ về sự đổi mới, nhưng với Google, 90% nguồn lực đổi mới của họ
đã được phân bổ ở đâu đó nên chỉ còn 10% nguồn lực dành cho đường chân
trời cuối cùng này. Lý do chính là sự khó khăn trong việc nhận diện thị
trường hay công nghệ mới. Thay vào đó, các công ty nên chú trọng đặt
cược nho nhỏ vào các công nghệ có tiềm năng mới nổi như là một phương
tiện để kiếm lợi và chữa cháy cho những vụ đổi mới thất bại.
Tăng
trưởng là mục tiêu của mọi doanh nghiệp nhỏ và nhiều doanh nghiệp cố
đạt được sự tăng trưởng bằng cách thiết lập và duy trì bầu không khí đổi
mới. Cấu trúc sự đổi mới trong công ty bạn theo mô hình Ba đường chân
trời sẽ giúp bạn đạt được những khoản lợi cao nhất từ những nguồn lực
bạn sử dụng để đạt được sự đổi mới.
(Dịch từ Inc
Đăng nhận xét