Mười sau năm trôi qua, mong ước được tiếp
tục tạo ra thứ gì đó tốt hơn những thứ đang có đã thúc đẩy công ty sản
xuất đồ thể thao của Plank đặt kế hoạch năm 2012 sẽ có được doanh thu
tịnh vượt quá con số 1,78 tỷ đô la.
Darrius
Heyward-Bey, một tiền đạo của đội Đại học Maryland, kết thúc một trận
đấu năm 2008 trong một trang phục của Under Armour.
Mọi việc đều bắt nguồn từ một chiếc áo.
Kevin
Plank, một cầu thủ bóng chày của trường đại học Maryland, đã muốn thử
một loại áo khác có chất liệu khác với chất liệu cotton. Ông đã quá mệt
mỏi với chiếc áo thun mỏng, đẫm mồ hôi và ẩm ướt và đang cần một loại
vải giúp ông luôn cảm thấy khô ráo nhưng không nặng như áo của vận động
viên. Đã có bảy loại vải mẫu được thử nghiệm. Mẫu vải được thử đi thử
lại nhiều lần và cũng là mẫu vải gây ấn tượng mạnh nhất được làm từ sợi
tổng hợp có trọng lượng nhẹ và không hút ẩm và loại vải này cũng được áp
dụng công nghệ nén- công nghệ mới nhất hiện nay. Và áo thun Under
Armour đã ra đời.
Mười sau năm trôi qua, mong ước được tiếp
tục tạo ra thứ gì đó tốt hơn những thứ đang có đã thúc đẩy công ty sản
xuất đồ thể thao của Plank đặt kế hoạch năm 2012 sẽ có được doanh thu
tịnh vượt quá con số 1,78 tỷ đô la. Plank là chủ tịch, CEO và chủ tịch
hội đồng quản trị của Under Armour. Ông đã mở rộng thương hiệu Under
Armour để thương hiệu này ra nhập dòng sản phẩm dành cho các vận động
viên, giày dép và phụ kiện dạo phố.
Thế mà cách
đây không lâu, Under Armour không được coi là một thương hiệu đồ gia
dụng. Dưới đây là cách Plank đưa thương hiệu của mình từ một ý tưởng về
một lĩnh vực “tay trái” thành một thương hiệu chủ đạo:
1. Giải quyết các vấn đề thực trong cuộc sống
Khi
bạn làm việc với cường độ cao, bạn sẽ đổ mồ hôi. Khi bạn đổ môt hôi,
quần áo của bạn sẽ trở nên ẩm ướt và dính chặt vào người bạn. Đối với
Plank, đây là một vấn đề. Vì vậy, ông đã tìm kiếm một giải pháp. "Công
việc của chúng tôi là trở nên đủ thông minh, đủ khiêm tốn để xác định
những gì đang xảy ra ở bên ngoài thế giới và đâu là những việc chúng tôi
có thể làm để giúp những việc đó tốt hơn từng chút một”, Plank cho
biết. Ông đã làm mọi việc để biến Under Armour trở thành một thương hiệu
đầy khát vọng, nhưng không vượt quá tầm với của những khách hàng trung
bình: Nhiệm vụ tự đặt ra của thương hiệu này là “Trao quyền cho các vận
động viên ở khắp nơi”.
2. Chỉ tập trung vào một nhiệm vụ
Trên
chiếc bảng trắng tại văn phòng của Plank có một thông điệp đơn giản để
giúp ông không sao lãng mục tiêu ban đầu của mình: "Đừng quên bán quần
sóc và giày”. Nói theo cách khác là: Đừng xa rời mục tiêu hàng đầu của
bạn. Chính sự tập trung chắc chắn vào mục tiêu đã giúp Plank khởi nghiệp
kinh doanh năm 1996 và đạt được mức tăng trưởng chóng mặt. Năm 2003,
Under Armour xếp thứ hai trong bản danh sách top 500 doanh nghiệp tiêu
biểu của tạp chí Inc.
3. Tin tưởng vào sức mạnh của những người khác
Khi
Plank mới khai trương Under Armour, ông có 17.000 đô la tiền mặt và
40.000 đô la có sẵn trong tài khoản để làm vốn cho công ty. "Tôi đủ
thông minh để ngây thơ vừa đủ để biết những việc mình không thể hoàn
thành được”, ông cho biết. Nhưng Plank cho rằng việc không biết mình
có thể tiêu tán nhanh chóng số vốn ban đầu của mình đã giúp ông có được
bước nhảy vọt trong sự nghiệp kinh doanh về lòng tin và biết được giá
trị của những người đã tin tưởng ông.
Với lòng
biết ơn đặc biệt đối với những người đã giúp mình khởi nghiệp, Plank
đã lập nên một ngân quỹ tại trường đại học Maryland để cấp vốn cho các
doanh nhân mới lập nghiệp. "Chúng tôi không thể xử lý tất cả những việc
chúng tôi không thể làm, nhưng tôi khuyến khích mọi người tin tưởng vào
điều đó”, Plank chia sẻ. "Lạc quan là một liều thuốc kích thích miễn
phí- vậy tại sao chúng tôi và bạn lại không làm điều đó”?
4. Tin tưởng mẹ
Khi
phát biểu tại Tuần lễ doanh nghiệp nhỏ toàn nước Mỹ tại Washington,
D.C., Plank đã đưa mẹ ông đi cùng. Bà là Jayne H. Plank, cựu thị trưởng
của thành phố Kensington, Maryland. Karen Mills, người quản lý cơ quan
Quản lý doanh nghiệp nhỏ đã rất tán thưởng việc làm này qua lời giới
thiệu Plank: "Đối với tôi, bất cứ ai đưa mẹ đi cùng đều là người tốt”.
Nhưng Plank có hơn một lý do tao nhã để đưa mẹ đi cùng. Chính và đã đem
lại cho Plank một vài trong số những mối quan hệ quý giá nhất trong buổi
đầu lập nghiệp. Và như nhiều bà mẹ có con làm doanh nhân khác, bà đã có
đôi lần trợ cấp vốn cho doanh nghiệp còn non trẻ của con trai mình.
"Bất kỳ doanh nhân có lòng tự trọng nào cũng đều có lúc phải mượn tiền
của mẹ cả”, Plank chia sẻ.
(Dịch từ Inc)
Đăng nhận xét