Những gì mà các đời tổng thống Mỹ như George
Washington, Araham Lincoln, Franklin D. Roosevelt hay John F. Kennedy
để lại cho những nhà lãnh đạo doanh nghiệp ngày nay là không nhỏ chút
nào.
Rất nhiều bài học lãnh đạo được rút ra từ lối sống và phong cách quản lý của những vị tổng thống vĩ đại này.
George Washington: Luân lý trong lãnh đạo
George
Washington mang trong mình nhiều tính cách hơn là một vị tướng quân lớn
có khả năng thuyết phục mọi người. Phong cách lãnh đạo, tầm nhìn và
lòng dũng cảm của ông đã đoàn kết được một quốc gia ngập chìm trong
chiến tranh và xây dựng một đất nước trên con đường đi đến sự giàu có.
Washington
là một nhà lãnh đạo hiệu quả, có tầm nhìn và khả năng truyền cảm hứng
tuyệt vời. Ngay cả trong những thời khắc khó khăn nhất, Washington vẫn
duy trì được tính cách chân thật, kiên định trên một nền tảng luân lý
vững chắc, tạo dựng một hình mẫu cho các nhà lãnh đạo ở mọi nơi.
Washington
cũng là một doanh nhân và một nông dân sáng tạo. Chẳng hạn, ông là một
trong những người đầu tiên tại Mỹ ủng hộ mở rộng hoạt động chăn nuôi và
sử dụng hiệu quả hơn con la – kết quả phối giống của lừa đực và ngựa
cái, đưa ông trở thành một Steve Jobs trong lĩnh vực nông nghiệp thời kỳ
đó.
Những
nhà lãnh đạo kinh doanh nào mong muốn phát triển các ý tưởng mới trong
khi vẫn duy trì các nguyên tắc luân lý nên nhìn vào cách thức mà George
Washington đã thực hiện.
Abraham Lincoln: Luôn làm xiêu lòng đối thủ
Ông
có mặt trên đồng xu trong túi của mỗi người Mỹ. Abraham Lincoln được
xem là một vị tổng thống vĩ đại nhất trong lịch sử nước Mỹ. Và nghệ
thuật lãnh đạo của Lincoln cũng rất đặc biệt.
Trong
cuốn sách Team of Rivals của mình, nhà lịch sử học Doris Kearns Goodwin
đã nêu bật phong cách lãnh đạo chói lọi của Lincoln khi ông từ một nhân
vật vô danh đã chiến thắng nhiều đối thủ nặng ký khác để trở thành tổng
thống Mỹ. Sau chiến thắng bất ngờ của Lincoln, các đối thủ của ông hết
sức cáu giận và có phần mất tinh thần. Thật ngạc nhiên, Lincoln đã mời
tất cả đối thủ cùng tham gia nội các của ông trong những vị trí hết sức
nổi bật.
Goodwin
giải thích rằng thành công của Lincoln được đặt nền móng trên một tính
cách tôi luyện từ trải nghiệm giúp ông đứng trên các đối thủ cạnh tranh
đầy quyền uy. Lincoln sở hữu một khả năng tuyệt vời đặt bản thân ông vào
vị trí của người khác, cảm nhận và thấu hiểu động cơ cũng như các khát
khao của họ.
Chính
năng lực thấu cảm này đã giúp Lincoln trở thành vị tổng thống có một
không hai khi đưa các đối thủ khó chịu của ông quy tụ lại cùng nhau,
đứng trên cùng chiến tuyến với ông, qua đó xây dựng một nội các đặc biệt
nhất trong lịch sử, và phát huy hết sức mạnh của họ để phát triển quốc
gia.
Mặc
dù việc đưa những nhân vật lớn vào nội các đã gây cho Lincoln không ít
khó khăn, song bằng việc đưa đối thủ vào những vị trí quan trọng và quan
tâm nghiêm túc tới những lời khuyên của họ, Lincoln cuối cùng đã có
được sự tôn trọng của các đối thủ. Chính điều đó đã giúp ông tiếp tục
vượt qua nhiều khó khăn mà một tổng thống Mỹ phải đối mặt.
Những
nhà lãnh đạo lớn theo khuynh hướng Lincoln luôn cởi mở với những ý kiến
đóng góp và các ý tưởng tốt, không quan tâm chúng bắt nguồn từ đâu, và
họ luôn có đủ tự tin để chìa tay ra với các đối thủ.
Franklin D. Roosevelt: Nhà lãnh đạo lạc quan
Không
người Mỹ nào không biết tới những khó khăn và thách thức tột bậc của
nền kinh tế trong thời kỳ Đại Suy thoái ngay sau Thế chiến thứ 2. Song
chính quãng thời gian này đã đánh đấu những thành công lớn tổng thống
Franklin D. Roosevelt với các kỹ năng lãnh đạo tuyệt vời.
Trong
bài phát biểu đầu tiên trước công chúng của mình, Franklin D. Roosevelt
đã tuyên bố rằng "điều duy nhất chúng ta phải sợ hãi đó là sợ hãi chính
bản thân chúng ta" khi đề cập đến nỗi hoảng loạn bao trùm toàn quốc từ
cuộc Đại Suy thoái. Song Franklin D. Roosevelt cũng bày tỏ quan điểm của
mình về lãnh đạo: "Trong mỗi giờ khắc đen tối này, một sự lãnh đạo bộc
trực và mạnh mẽ kết hợp với sự hiểu thấu và trợ giúp mọi người sẽ là
nhân tố cơ bản của thắng lợi".
Điều
này hoàn toàn đúng với các hoạt động lãnh đạo kinh doanh ngày nay.
Roosevelt được biết đến với những kỹ năng chính trị xuất sắc - khả năng
giải quyết các vấn đề tham nhũng, quan liêu trong chính phủ, thăm dò các
các đảng phái chính trị và những lợi ích đặc biệt nhưng vẫn nhấn mạnh
các nhu cầu của con người.
Trong
các bài phát biểu trên truyền hình, truyền thanh hay trong các cuộc nói
chuyện theo chủ đề, Roosevelt đã sử dụng kỹ năng truyền đạt tuyệt vời
của mình để truyền cảm hứng cho người Mỹ vượt qua cuộc Đại suy thoái và
Thế chiến thứ 2. Ngay cả trong những ngày đen tối nhất của thời kỳ tồi
tệ nhất trong lịch sử nước Mỹ, Roosevelt vẫn duy trì một sự điềm tĩnh
đặc biệt.
Để
sống sót và vượt qua những phức tạp của hệ thống công quyền, hay làm
việc với hệ thống kinh doanh, người chủ doanh nghiệp cũng cần phải có tố
chất của nhà chính trị bậc thầy. Nhân tố quan trọng nhất quyết định
thành công của Roosevelt đó là niềm tin vào bản thân và lập trường tin
tưởng không thay đổi với người dân. Hơn thế nữa, ông có khả năng tuyệt
vời trong việc truyền tải sức mạnh và niềm lạc quan tới những người khác
để khiến họ tin rằng nếu mọi người cùng đoàn kết, không gì là không thể
vượt qua.
Bất
cứ ông chủ doanh nghiệp nào truyền tải được ý chí và quyết tâm vững
chắc tới mọi người cũng như đưa tất cả mọi người đoạn kết lại một phía
giống như Franklin D. Roosevelt đều sẽ đạt được thành công vượt trội
John F Kennedy: Sức lôi cuốn từ một người nhìn xa trông rộng
Tổng
thống John Fitzgerald Kennedy tin rằng việc hiểu rõ những người mà bạn
làm việc cùng là một kỹ năng quan trọng nhất trong lãnh đạo: "Điều quan
trọng hơn tất cả và cũng là khó khăn nhất để theo đuổi đó là thấu hiểu
những người bạn đang dẫn dắt. Đôi lúc bạn sẽ là một phát ngôn viên cho
những điều vĩ đại và thường làm đám đông phải im lặng. Rồi biện pháp
cuối cùng trong công việc quản trị của bạn là ngưng lại và suy nghĩ về
việc bạn đang đáp ứng thế nào đối với những hy vọng nội tại trong khi
vẫn dẫn dắt mọi người hướng tới các chân trời ước mơ mới và thành công
mới".
Đây
có lẽ là kỹ năng hiệu quả nhất song cũng khó nắm bắt nhất của các nhà
lãnh đạo khi mà họ phải phân tích cũng như sàng lọc kỹ lưỡng nhiều ý
kiến xung đột, trái ngược lẫn nhau về những gì cần làm để cải thiện hoạt
động chung.
Chính
trị được xem như một công việc kinh doanh phức tạp và có nhiều khía
cạnh khác nhau, yêu cầu vị tổng thống không chỉ cần có một tầm nhìn, mà
còn phải có khả năng trụ vững trong cuộc chiến khốc liệt của những bè
cánh, phe phái và sức ép thành công.
Vì
vậy, những chủ kinh doanh nào mong muốn khích lệ các ý tưởng mới và
truyền cảm hứng cho các nhân viên hướng tới một tương lai tốt đẹp cần
xây dựng cho mình "Phong cách John F. Kenedy".
(Dịch từ Allbusiness)
Đăng nhận xét