Ba người thợ xây đang lát gạch cho bức tường
để xây một tòa nhà nguy nga. Một người đến hỏi: “Các anh đang làm gì
thế?”, và anh ta nhận được ba câu trả lời...khác nhau.
Người thợ xây thứ nhất: Anh không thấy đường à? Tôi đang chét hồ để ốp từng viên gạch chứ còn làm gì nữa.
Người thợ xây thứ hai: Thì đang xây bức tường cao này đấy thôi.
Người thợ xây thứ ba: À, anh đang đứng trước một tòa nhà nguy nga mà tôi đang xây đấy.
Câu trả lời của người thợ xây thứ ba rõ ràng là hồ hởi, háo hức hơn nhờ khả năng “nhìn xa” của anh ta. Anh nhìn xa hơn công việc hiện tại mình đang làm, anh trông thấy trước thành quả và dự báo được chuyện sẽ đến trong tương lai với một bản vẽ tòa nhà nguy nga đã có từ trước trong đầu. Chắc chắn, công việc và cuộc sống của người thứ ba sẽ nhiều niềm vui và thú vị hơn nhiều hai người thợ xây còn lại.
Nhìn xa về thời gian
Nhìn xa, nhìn điều mà người khác không nhìn thấy theo tôi là phẩm chất cơ bản phân biệt nhà lãnh đạo với nhà quản lý, giữa người dẫn đường (nhà lãnh đạo) với người quán xuyến cho công việc chạy tốt (nhà quản lý). Khả năng này đòi hỏi tầm nhìn của nhà lãnh đạo doanh nghiệp, và cũng dễ hiểu khi những nhà lãnh đạo giỏi ban đầu thường bị người khác “chê cười” hoặc hoài nghi vì cho rằng họ không thực tế, mơ mộng hão huyền. Lý do: các nhà lãnh đạo giỏi đang “nhìn thấy” những điều mà người bình thường không nhìn thấy! Mắt của chúng ta chỉ nhìn thấy những gì mà trong đầu chúng ta tin là có, vì vậy trí tưởng tượng của nhà lãnh đạo doanh nghiệp phải vượt khỏi thế giới hữu hình xung quanh mình. Để thuyết phục người khác đi theo con đường của mình, trí tưởng tượng ấy còn phải được tiếp thêm sức mạnh của niềm tin, của cảm xúc dạt dào từ con tim – nơi ấp ủ những hoài bão tốt đẹp mà chỉ có bạn “nhìn thấy” vì nó thuộc về tương lai.
Nếu các doanh nhân có tầm nhìn xa thì việc chuẩn bị cho doanh nghiệp của mình trước hội nhập WTO đã phải diễn ra từ... nhiều năm trước. Bản thân doanh nhân đã sẵn sàng cho việc hội nhập từ... ngày thành lập công ty, tức trong đầu anh ta đã thành hình con thuyền lớn để ra biển lớn từ lâu! Với tầm nhìn xa, bạn sẽ thấy trước xu hướng, chuẩn bị đón lấy những cơ hội lớn từ nó mang lại và bạn chiến thắng.
Ở đây, tôi muốn quay lại ý niệm cơ bản trong chiến lược, đó là “vision & mission” mà chúng ta quen gọi là “tầm nhìn & sứ mạng”. Để diễn tả hết ý của vision, tôi thường dùng cách diễn nghĩa “hình ảnh doanh nghiệp tương lai” để dễ hình dung. Đó là những mô tả mà khi đọc vào, bạn như nhìn thấy doanh nghiệp của mình trong đó, với qui mô, hình hài để rồi bạn như chạm được vào nó, hình dung ra nó và có cảm xúc với nó. Có như vậy, bạn mới có sự háo hức như anh thợ xây thứ ba trong suốt tiến trình “đắp từng viên gạch” xây nên doanh nghiệp của mình.
Trông rộng về không gian
Tôi đặt câu hỏi như sau trong các buổi hội thảo cho doanh nghiệp: Bạn có nghĩ rằng mình có thể thay đổi thế giới không? Ban đầu, hầu hết mọi người đều nghĩ “thay đổi thế giới ư, chuyện đội đá vá trời” nên nhanh chóng trả lời không. Tôi đưa một ví dụ: Nếu bạn cho một nhân viên nghỉ việc, không chỉ người nhân viên này bị ảnh hưởng một mình. Xét về công việc, đồng nghiệp và toàn thể bộ phận của anh ta bị ảnh hưởng, thậm chí phải thu xếp làm choàng việc của anh. Vì vậy, kết quả công việc của bộ phận này rồi sẽ ảnh hưởng đến các bộ phận khác, có tác động đến đầu ra của doanh nghiệp, qua đó ảnh hưởng đến khách hàng.
Xét về gia đình anh nhân viên này, chắc chắn quyết định của bạn sẽ ảnh hưởng đến vợ con anh ta, rồi sự lo lắng của người vợ sẽ tác động không hay lên công việc của chị và rồi mọi việc lặp lại giống như doanh nghiệp nơi anh chồng làm việc. Khi đứa con lo lắng hoặc bị bố cáu gắt vì mất việc mắng, em sẽ để mọi chuyện ảnh hưởng đến việc học, việc chơi, và thầy cô, bạn bè của em cũng bị tác động. Đó chính là hiệu ứng cánh bướm nổi tiếng (Butterfly effect): chỉ với một cái vỗ cánh của con bướm ở rừng rậm Amazon tận châu Mỹ có thể gây nên tai họa núi lửa phun ở Philippines.
Mỗi cá nhân chúng ta đều sống trong một hệ thống quan hệ chằng chịt, vì vậy vai trò của một người lãnh đạo doanh nghiệp còn có tác động lớn hơn nữa. Với hiệu ứng này, mọi sự việc dù nhỏ cũng có thể tạo tác động rộng lớn. Chỉ một thay đổi nhỏ về giá của sản phẩm công ty bạn, nhưng có thể ảnh hưởng đến cả thị trường. Chỉ một việc giảm chiết khấu đại lý là có thể gây ra những tác động lớn lên cả hệ thống phân phối. Chỉ một cái lắc đầu của bạn hay một lời khen tặng động viên dành cho nhân viên là bạn đang tạo ra một thay đổi lớn lao rồi đấy, nếu bạn “trông thật rộng”.
Khả năng nhìn xa và trông rộng giúp người lãnh đạo suy xét mọi hậu quả lâu dài của các quyết định của mình, ngay cả trong việc cân nhắc từng lời nói, hành động, suy nghĩ. Nhận thức này không chỉ cần thiết cho thời kỳ hội nhập WTO, mà cần thiết trong suốt cả quãng đời tồn tại của từng doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp muốn đóng góp tốt nhất cho xã hội, cho cuộc sống loài người, doanh nhân hãy nhìn thật xa và trông thật rộng.
Người thợ xây thứ hai: Thì đang xây bức tường cao này đấy thôi.
Người thợ xây thứ ba: À, anh đang đứng trước một tòa nhà nguy nga mà tôi đang xây đấy.
Câu trả lời của người thợ xây thứ ba rõ ràng là hồ hởi, háo hức hơn nhờ khả năng “nhìn xa” của anh ta. Anh nhìn xa hơn công việc hiện tại mình đang làm, anh trông thấy trước thành quả và dự báo được chuyện sẽ đến trong tương lai với một bản vẽ tòa nhà nguy nga đã có từ trước trong đầu. Chắc chắn, công việc và cuộc sống của người thứ ba sẽ nhiều niềm vui và thú vị hơn nhiều hai người thợ xây còn lại.
Nhìn xa về thời gian
Nhìn xa, nhìn điều mà người khác không nhìn thấy theo tôi là phẩm chất cơ bản phân biệt nhà lãnh đạo với nhà quản lý, giữa người dẫn đường (nhà lãnh đạo) với người quán xuyến cho công việc chạy tốt (nhà quản lý). Khả năng này đòi hỏi tầm nhìn của nhà lãnh đạo doanh nghiệp, và cũng dễ hiểu khi những nhà lãnh đạo giỏi ban đầu thường bị người khác “chê cười” hoặc hoài nghi vì cho rằng họ không thực tế, mơ mộng hão huyền. Lý do: các nhà lãnh đạo giỏi đang “nhìn thấy” những điều mà người bình thường không nhìn thấy! Mắt của chúng ta chỉ nhìn thấy những gì mà trong đầu chúng ta tin là có, vì vậy trí tưởng tượng của nhà lãnh đạo doanh nghiệp phải vượt khỏi thế giới hữu hình xung quanh mình. Để thuyết phục người khác đi theo con đường của mình, trí tưởng tượng ấy còn phải được tiếp thêm sức mạnh của niềm tin, của cảm xúc dạt dào từ con tim – nơi ấp ủ những hoài bão tốt đẹp mà chỉ có bạn “nhìn thấy” vì nó thuộc về tương lai.
Nếu các doanh nhân có tầm nhìn xa thì việc chuẩn bị cho doanh nghiệp của mình trước hội nhập WTO đã phải diễn ra từ... nhiều năm trước. Bản thân doanh nhân đã sẵn sàng cho việc hội nhập từ... ngày thành lập công ty, tức trong đầu anh ta đã thành hình con thuyền lớn để ra biển lớn từ lâu! Với tầm nhìn xa, bạn sẽ thấy trước xu hướng, chuẩn bị đón lấy những cơ hội lớn từ nó mang lại và bạn chiến thắng.
Ở đây, tôi muốn quay lại ý niệm cơ bản trong chiến lược, đó là “vision & mission” mà chúng ta quen gọi là “tầm nhìn & sứ mạng”. Để diễn tả hết ý của vision, tôi thường dùng cách diễn nghĩa “hình ảnh doanh nghiệp tương lai” để dễ hình dung. Đó là những mô tả mà khi đọc vào, bạn như nhìn thấy doanh nghiệp của mình trong đó, với qui mô, hình hài để rồi bạn như chạm được vào nó, hình dung ra nó và có cảm xúc với nó. Có như vậy, bạn mới có sự háo hức như anh thợ xây thứ ba trong suốt tiến trình “đắp từng viên gạch” xây nên doanh nghiệp của mình.
Trông rộng về không gian
Tôi đặt câu hỏi như sau trong các buổi hội thảo cho doanh nghiệp: Bạn có nghĩ rằng mình có thể thay đổi thế giới không? Ban đầu, hầu hết mọi người đều nghĩ “thay đổi thế giới ư, chuyện đội đá vá trời” nên nhanh chóng trả lời không. Tôi đưa một ví dụ: Nếu bạn cho một nhân viên nghỉ việc, không chỉ người nhân viên này bị ảnh hưởng một mình. Xét về công việc, đồng nghiệp và toàn thể bộ phận của anh ta bị ảnh hưởng, thậm chí phải thu xếp làm choàng việc của anh. Vì vậy, kết quả công việc của bộ phận này rồi sẽ ảnh hưởng đến các bộ phận khác, có tác động đến đầu ra của doanh nghiệp, qua đó ảnh hưởng đến khách hàng.
Xét về gia đình anh nhân viên này, chắc chắn quyết định của bạn sẽ ảnh hưởng đến vợ con anh ta, rồi sự lo lắng của người vợ sẽ tác động không hay lên công việc của chị và rồi mọi việc lặp lại giống như doanh nghiệp nơi anh chồng làm việc. Khi đứa con lo lắng hoặc bị bố cáu gắt vì mất việc mắng, em sẽ để mọi chuyện ảnh hưởng đến việc học, việc chơi, và thầy cô, bạn bè của em cũng bị tác động. Đó chính là hiệu ứng cánh bướm nổi tiếng (Butterfly effect): chỉ với một cái vỗ cánh của con bướm ở rừng rậm Amazon tận châu Mỹ có thể gây nên tai họa núi lửa phun ở Philippines.
Mỗi cá nhân chúng ta đều sống trong một hệ thống quan hệ chằng chịt, vì vậy vai trò của một người lãnh đạo doanh nghiệp còn có tác động lớn hơn nữa. Với hiệu ứng này, mọi sự việc dù nhỏ cũng có thể tạo tác động rộng lớn. Chỉ một thay đổi nhỏ về giá của sản phẩm công ty bạn, nhưng có thể ảnh hưởng đến cả thị trường. Chỉ một việc giảm chiết khấu đại lý là có thể gây ra những tác động lớn lên cả hệ thống phân phối. Chỉ một cái lắc đầu của bạn hay một lời khen tặng động viên dành cho nhân viên là bạn đang tạo ra một thay đổi lớn lao rồi đấy, nếu bạn “trông thật rộng”.
Khả năng nhìn xa và trông rộng giúp người lãnh đạo suy xét mọi hậu quả lâu dài của các quyết định của mình, ngay cả trong việc cân nhắc từng lời nói, hành động, suy nghĩ. Nhận thức này không chỉ cần thiết cho thời kỳ hội nhập WTO, mà cần thiết trong suốt cả quãng đời tồn tại của từng doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp muốn đóng góp tốt nhất cho xã hội, cho cuộc sống loài người, doanh nhân hãy nhìn thật xa và trông thật rộng.
Đăng nhận xét